• Thứ 2 - Thứ 6: 8:00 - 16:30
  • 0243 868 8488
  • congress@vnha.org.vn

Cập nhật nghiên cứu COMBAT-AF

Cho đến hiện tại, các DOACs được khuyến cáo là điều trị chuẩn trong dự phòng đột quỵ trên bệnh nhân rung nhĩ khi không có chống chỉ định. Tại Việt Nam, sự có mặt đồng thời của cả 4 DOACs bao gồm apixaban, dabigatran, edoxaban và rivaroxaban đã mang lại nhiều lựa chọn trên lâm sàng cho bác sĩ và bệnh nhân. Tuy nhiên, điều này lại đặt ra câu hỏi DOAC nào là lựa chọn phù hợp nhất trong từng tình huống cụ thể. Đây là câu hỏi khó, đặc biệt trong bối cảnh chưa có các nghiên cứu ngẫu nhiên, đối chứng so sánh đối đầu giữa các kháng đông này.

Để giải quyết vấn đề lâm sàng trên, nhóm chuyên gia tim mạch – đột quỵ đã tiến hành tổng quan hệ thống và phân tích gộp COMBAT-AF nhằm so sánh hiệu quả và độ an toàn giữa các DOAC trên bệnh nhân rung nhĩ. GS.TS Phạm Mạnh Hùng là một trong hai nghiên cứu viên chính của nghiên cứu. Bối cảnh  và thiết kế nghiên cứu COMBAT-AF được mô tả chi tiết trong hình.

 Vào ngày 7/3 vừa qua, hai bản tóm lược kết quả chính của nghiên cứu và kết quả phân tích lợi ích lâm sàng ròng đã được chấp thuận công bố tại Hội nghị đột quỵ châu Âu (ESOC) 2025 vào 21 và 22/5 tới đây. Tiếp sau đó, vào ngày 9/3, bản toàn văn của nghiên cứu cũng đã được chấp thuận công bố tại tạp chí European Cardiology Review. Những kết quả từ COMBAT-AF được công bố trong thời gian tới sẽ góp phần quan trọng trong việc cung cấp thêm dữ liệu về hiệu quả và độ an toàn của các DOACs đồng thời tiếp tục khẳng định tiếng nói của Việt Nam trên các diễn đàn y khoa quốc tế.

Chia sẻ nội dung này trên:

Các tin khác

Ngày Nhịp tim thế giới

APSC 2025

Thông báo và Thư mời tham dự Đại hội Tim mạch toàn quốc lần thứ 19

Nhóm chuyên gia Việt Nam công bố kết quả RESTORE tại ACC 2024

Kết quả RESTORE đã được GS.TS Phạm Mạnh Hùng đại diện cho nhóm nghiên cứu trình bày tại Hội nghị thường niên của Trường môn tim mạch Hoa Kỳ (ACC) vào ngày 6/4/2024