• Thứ 2 - Thứ 6: 8:00 - 16:30
  • 0243 868 8488
  • congress@vnha.org.vn

Câu hỏi 22: Tôi bị THA, cần phải ăn uống và tập luyện như thế nào?

Mục đích và nguyên tắc chung trong điều trị bệnh tăng huyết áp là phải phối hợp việc thay đổi lối sống và kiểm soát được huyết áp mục tiêu ở mức < 140/90mmHg, những bệnh nhân có kết hợp đái tháo đường hoặc suy tim, suy thận phải kiểm soát huyết áp với huyết áp mục tiêu thấp hơn 130/85mmHg.

Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vấn đề ăn uống và tập luyện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc điều trị bệnh và phòng ngừa biến chứng của bệnh. Trong những trường hợp mới bị tăng huyết áp ở mức độ nhẹ chỉ cần điều chỉnh chế độ ăn và tăng cường tập luyện đã cải thiện đáng kể tình trạng bệnh (còn gọi là chế độ điều trị tăng huyết áp không dùng thuốc). Còn trong những trường hợp THA giai đoạn II, III, việc thay đổi chế độ ăn và lựa chọn hình thức tập luyện hợp lý là bắt buộc để phối hợp với điều trị bằng thuốc.

Chế độ ăn

Bạn cần phải ăn nhạt với lượng muối không quá 6g/ngày vì ăn mặn sẽ gây giữ nước trong máu, gây tăng huyết áp. Cần hạn chế ăn nhiều các thức ăn chế biến sẵn như giò, chả, đồ xông khói, các món muối (dưa muối, cà muối), tẩm ướp, vì trong quá trình chế biến thường cho nhiều muối.

Cần hạn chế tối đa chất béo trong khẩu phần ăn. Không ăn thịt mỡ, bơ, loại bỏ hết mỡ nhìn thấy trong quá trình chế biến, không ăn nước xào, canh xương, canh cá chưa vớt hết váng mỡ, không ăn da các loại gia súc, gia cầm, hạn chế ăn dầu thực vật vì có chứa nhiều calo, uống sữa đã tách bơ.

Hạn chế tối đa dùng đường, bánh kẹo ngọt, uống rượu bia, không hút thuốc lá.

Tăng cường ăn rau quả xanh, trái cây, chú ý ăn các thức ăn có chứa nhiều kali và magiê và các nguyên tố vi lượng khác như khoai tây, rong biển, chuối, dưa hấu, dứa.

Nếu người bị tăng huyết áp và thừa cân thì phải thực hiện chế độ ăn giảm calo, điều chỉnh cân nặng về mức hợp lý. Nếu bạn trong trường hợp này nên tìm lời khuyên cụ thể của các bác sỹ dinh dưỡng.

Chế độ tập luyện thể dục thể thao

Các nhà tim mạch hàng đầu thế giới đã khẳng định rằng tập luyện, rèn luyện sức khoẻ là một trong những phương pháp chữa bệnh tăng huyết áp hữu hiệu không dùng thuốc. Cơ sở sinh lý của rèn luyện sức khoẻ ở bệnh nhân tăng huyết áp là điều hòa lượng cholesterol máu, kìm chế xơ vữa động mạch, làm giãn và tăng tính đàn hồi của các mạch máu trong các cơ hoạt động và giảm sức cản máu ngoại biên - kết quả là giảm huyết áp. Nhưng bạn cũng cần phải nhớ rằng, phải qua 2-3 tháng tập luyện thường xuyên huyết áp mới bắt đầu hạ xuống, bởi vậy tập luyện đòi hỏi phải kiên trì.

Chương trình tập luyện ở bệnh nhân tăng huyết áp mang tính cá nhân, phụ thuộc vào mức độ tăng huyết áp và các yếu tố khác như: đi bộ nhanh và chạy sức khỏe là phương pháp hữu hiệu làm giảm huyết áp ở những bệnh nhân có biểu hiện tăng huyết áp độ I, II. Tuỳ theo tình trạng sức khỏe của bạn mà có thể tập đi bộ nhanh, chạy bước nhỏ, hay tập luân phiên giữa đi bộ nhanh và chạy bước nhỏ. Nguyên tắc tập luyện chung là thường xuyên, liên tục và nâng dần tốc độ hoặc thời gian tập.

Bạn nên duy trì chế độ luyện tập đều đặn ít nhất là 30-45 phút/ngày và hầu hết các ngày trong tuần.

Chia sẻ nội dung này trên:

Các tin khác

Câu hỏi 10: Tôi béo quá (45 tuổi, cao 157 cm nặng 89 kg). Tôi muốn giảm cân nhưng khó quá, có thuốc nào giảm cân tốt không? Làm thể nào để giảm cân hiệu quả?

Một điều chắc chắn rằng trong việc giảm cân nặng, nói thường luôn luôn dễ hơn thực hiện nó. Sau đây là một số lời khuyên cho bạn trong việc thực hiện mục tiêu giảm cân nặng:

Câu hỏi 11: Tại sao và Nên tập thể dục như thế nào là tốt cho tim mạch?

Tập thể dục thường xuyên không những giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch mà còn làm cho bạn cảm thấy khỏe khoắn và thoải mái hơn trong cuộc sống!

Câu hỏi 12: Chế độ ăn uống như thế nào là tốt cho bệnh tim mạch?

Các nhà khoa học chứng minh chế độ ăn hợp lý sẽ giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý tim mạch. Một số điểm cần lưu ý trong chế độ ăn phù hợp với sức khỏe tim mạch như sau:

Câu hỏi 14: Uống rượu có ảnh hưởng đến tim mạch không?

Có nhiều người cho rằng nếu bị bệnh tim mạch thì không nên uống rượu dù chỉ một chút rượu cũng không được. Điều này là hoàn toàn sai lầm. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng uống một chút rượu, đặc biệt là rượu vang đỏ trong bữa ăn rất có lợi cho sức khỏe tim mạch.

Câu hỏi 15: Uống café có ảnh hưởng đến tim mạch không?

Một vài thập kỷ gần đây, các nhà khoa học tiến hành nhiều nghiên cứu nhằm tìm hiểu việc uống café mang lại lợi ích hay mang đến nguy cơ cho sức khỏe trái tim.

Câu hỏi 16: Tôi bị bệnh tim, có nên tránh ra ngoài khi thời tiết lạnh quá không?

Những bệnh nhân bị bệnh tim nên cẩn thận khi ra ngoài trong thời tiết lạnh do:

Câu hỏi 17: Lo lắng có ảnh hưởng đến bệnh tim mạch không?

Các lo lắng, căng thẳng cấp tính có thể gây ra tắc cấp tính động mạch như động mạch vành. Các lo lắng, căng thẳng kéo dài có thể làm tăng huyết áp

Câu hỏi 18: Bố tôi 85 tuổi, huyết áp là 160/80 mmHg, có phải là bình thường theo tuổi không? Xin cho biết phân mức độ THA.

Huyết áp là áp lực của dòng máu đi nuôi cở thể. Nhờ có huyết áp cơ thể tạo ra dòng tuần hoàn mang oxy và chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể.

Câu hỏi 19: Nguyên nhân gây ra THA là gì?

Tăng huyết áp không phải là bệnh thần kinh, không phải là do căng thẳng thần kinh. Khoảng 90 – 95% các trường hợp tăng huyết áp không tìm thấy nguyên nhân nhưng có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, các yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh tăng huyết áp.

Câu hỏi 20: THA ảnh hưởng gì?

Tăng huyết áp là một bệnh lý tiến triển âm thầm và gây ra nhiều biến chứng có thể ảnh hưởng tới tuổi thọ và chất lượng cuộc sống của chúng ta.

Câu hỏi 21: Tôi năm nay 35 tuổi, nữ giới, HA là 170/90 mmHg. Như vậy có phải bị THA nặng không? Tôi phải làm gì?

Theo phân loại của Ủy ban phòng chống tăng huyết áp Hoa Kỳ (JNC-VI) và WHO – ISH cũng như khuyến cáo của Hội Tim mạch học Việt Nam năm 2008 (bảng dưới đây) thì với số đo huyết áp của bạn là 170/90 mmHg, bạn bị THA giai đoạn II.

Câu hỏi 23: Tôi bị THA, uống thuốc huyết áp thì đo HA về bình thường. Tôi có thể dừng uống thuốc không?

Bạn có biết rằng Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”? Bởi vì bệnh diễn biến âm thầm, ít có các biểu hiện lâm sàng, do vậy rất nhiều bệnh nhân chủ quan không theo dõi và điều trị đến khi xảy ra những biến chứng nặng nề thì đã muộn và lúc đó họ mới thấy được vai trò vô cùng quan trọng của việc điều trị đúng và đủ.

Câu hỏi 24: Tôi nam giới 60 tuổi, bị THA, bác sỹ kê đơn Betaloc ZOK 50 mg/ngày. Xin hỏi nếu uống thuốc này lâu dài có lo ngại gì không?

Betaloc ZOK là thuốc thuộc nhóm chẹn beta giao cảm. Sử dụng thuốc Betaloc ZOK nói riêng hay nhóm thuốc chẹn beta lâu dài có thể ảnh hường đến chức năng của một số cơ quan trong cơ thể, thường gặp là:

Câu hỏi 25: Tôi bị THA, có thể hoạt động tình dục được không?

Hoạt động tình dục là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên khi đã bị tăng huyết áp rồi thì liệu còn có thể hoạt động tình dục không và nếu có thì quan hệ tình dục nên như thế nào là câu hỏi mà đa số bệnh nhân đều thắc mắc nhưng không phải ai cũng dám hỏi và tâm sự cùng bác sỹ.

Câu hỏi 27: Tôi được chẩn đoán là rối loạn lipid máu, xin cho biết chế độ ăn uống và tập luyện như thế nào để phòng tránh?

Các biện pháp điều trị không dùng thuốc/thay đổi lối sống là biện pháp cơ bản trong điều trị rối loạn lipid máu. Thay đổi lối sống một cách tích cực có thể phòng ngừa sự tiến triển hoặc thậm chí có thể làm thoái triển bệnh.

Câu hỏi 41: Phải làm gì khi bản thân hoặc người nhà bị cơn đau ngực trái đột ngột?

Thông thường, đau ngực trái có thể do rất nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân tương đối lành tính (như ngoại tâm thu), trong khi lại có những nguyên nhân là tình trạng cấp cứu nặng (như nhồi máu cơ tim, phình tách động mạch chủ).

Câu hỏi 28: Tôi đang được dùng thuốc hạ lipid máu tên là Crestor 10 mg/ngày. Xin cho biết lợi ích và những tác dụng phụ? Có những loại thuốc nào khác điều trị được bệnh này không?

Crestor là sản phẩm của công ty dược phẩm AstraZeneca có thành phần là rosuvastatin. Đây là thuốc thuộc nhóm statin, có những lợi ích sau:

Câu hỏi 29: Tôi bị bệnh đái tháo đường và động mạch vành đã được đặt stent 2 năm, hiện nay đang được điều trị bằng thuốc hạ lipid máu, nhưng hiện nay xét nghiệm thấy LDL-C đã là 2,3 mmol/l, như vậy đã ổn chưa, tôi có thể dừng thuốc được không?

Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân đái tháo đường đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phòng ngừa nguyên phát và thứ phát những biến chứng tim mạch nhất là bệnh động mạch vành