Ngôn ngữ / Language:
Đăng nhập Đăng ký Hội viên
Hoi Tim mach hoc Viet Nam
   
 
 
Khuyến cáo về chẩn đoán, điều trị và dự phòng thuyên tắc huyết khối tĩnh mạch 2016
Giới thiệu - Các từ viết tắt
Nhóm khuyến cáo - Mức độ bằng chứng
Đại cương (Định nghĩa, Dịch tễ học, Sinh lý bệnh, Yếu tố nguy cơ)
Chẩn đoán xác định
Điều trị
Dự phòng
Lời kết
 
Trang chủ / Chẩn đoán xác định  Print     Email
Chẩn đoán xác định
Chẩn đoán thuyên tắc động mạch phổi cấp

2.1. Chẩn đoán xác định

Triệu chứng lâm sàng: đa dạng và không đặc hiệu. Cầntìm ngay lập tức các dấu hiệu chứng tỏ mức độ nặng của BN trên lâm sàng, gồm: sốc, tụt huyết áp kéo dài (huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc tụt huyết áp ≥ 40 mmHg, trong ít nhất 15 phút, mà không có rối loạn nhịp mới xuất hiện, thiếu dịch hoặc nhiễm trùng). Các dấu hiệukhác gồm:

- Triệu chứng cơ năng: Khó thở khi nghỉ ngơi hay khi gắng sức, đau ngực kiểu màng phổi, khò khè, ho máu.

- Khám lâm sàng: thở nhanh; nhịp tim nhanh, T2 phổi mạnh; ran phổi; rung thanh giảm; tĩnh mạch cổ nổi; sưng, đau, nóng đỏ chi dưới nếu có kèm theo HKTMS.

Đánh giá nguy cơ thuyên tắc ĐMP trên lâm sàng: sửdụng thang điểm Wells hoặc Geneva cải tiến đã được đơn giản hóa.


2.2. Chiến lược chẩn đoán thuyên tắc động mạch phổi a. Nghi ngờ thuyên tắc động mạch phổi ở bệnh nhân có sốc hoặc tụt huyết áp


2.3. Chẩn đoán phân biệt: với các nguyên nhân khác gây sốc, tụt huyết áp, hoặc đau ngực, khó thở:

 Nhồi máu cơ tim cấp, đặc biệt là nhồi máu cơ tim thất phải

 Viêm màng ngoài tim, ép tim cấp

 Viêm phổi thuỳ

 Tràn khí màng phổi

 Suy tim trái cấp

 Gãy xương sườn

 Tăng áp ĐMP tiên phát

 Viêm khớp sụn sườn

 Cơn hen phế quản

 Đau cơ,  đau thần kinh liên sườn

2.4. Chẩn đoán mức độ nặng

Chẩn đoán mức độ nặng của thuyên tắc ĐMP dựa vào tình trạng huyết động, các thông số lâm sàng qua thang điểm PESI hay sPESI, chức năng thất phải (siêu âm tim, chụp cắt lớp), các dấu ấn sinh học (men tim, D-dimer, proBNP).


Các tin khác
Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới (10/9/2016)